Nhiều bạn bè ĐỨC LUÔN CÓ 1 QUAN ĐIỂM SAI LẦM LÀ ĐÔ LA LẠM PHÁT ÍT VÀ TẬP TRUNG TRỮ ĐÔ LA MỸ. QUÁ SAI LẦM HÔM NAY ĐỨC SẼ CÙNG MỔ SẺ VÀ PHÂN TÍCH CHO ĐỌC GIẢ HIỂU ĐÚNG VÀ ĐỦ VỀ BẢN CHẤT CỦA ĐỒNG TIỀN QUYỀN LỰC NHẤT HÀNH TINH NÀY TỪ NĂM 1913 ĐẾN NAY NÓ NHƯ THẾ NÀO?
ĐÔ LA MỸ ĐƯỢC IN RA NHƯ THẾ NÀO?
Nguyên lý in tiền của cục dữ trữ liên bang hoa kỳ có thể hiểu 1 cách nông dân đơn giản nhất như sau:
FEDERAL RESERVE SYSTEM (FED) IN RA TIÊN RỒI DÙNG TIỀN NÀY MUA LẠI TRÁI PHIẾU CỦA CHÍNH PHỦ HOA KỲ, TRÊN DANH NGHĨA LÀ CHÍNH PHỦ HOA KỲ NỢ FED VÀ HỨA SẼ TRẢ TRONG TƯƠNG LAI. THẾ LÀ HỌ ĐÃ IN RA TIỀN HỢP LỆ VÀ ĐÚNG QUY TRÌNH. TIỀN ĐÔ LA ĐƯỢC IN RA TỪ KHÔNG KHÍ VÀ KHÔNG CÓ BẤT KỲ TÀI SẢN NÀO Ở ĐẰNG SAU (BỎ BẢN VỊ VÀNG RỒI) ĐẢM BẢO GIÁ TRỊ ĐỒNG ĐÔ LA TƯ NGÀY 15 THÁNG 08 NĂM 1971 RỒI.

TẠI SAO PHẢI IN ĐÔ LA NHIỀU VẬY?
In đô la nó phụ thuộc và nền kinh tế vỹ mô:
+ In ra để thúc đẩy nền kinh tế.
+ Do chi tiêu thâm hụt ngân sách. Tiền thuế chính phủ thu về không đủ cho hoạt động chi tiêu nên bắt buộc phải in bù vào gây ra lạm phát.
+ In ra bán cho các quốc gia khác (xuất khẩu lạm phát cho nước khác) để họ đổi về là vàng, xe hơi, nhu yếu phẩm, thực phẩm, ….
+…..
TỐC ĐỘ IN TIỀN ĐÔ LA CỦA FED
Mỹ mất 200 năm để in ra 825 tỷ đô la, nhưng trong đợt khủng hoãn tài chính 2008 mỹ đã in ra 2000 tỷ đô qua 4 gói nới lỏng định lượng QE1 đến QE4 (bằng 300% lượng tiền in ra trước đó). GIỜ HOA KỲ IN ĐỀU RA HÀNG NGÀN TỶ ĐÔ MỖI NĂM.


CHO DÙ MỸ ĐƯỢC ĐẶC QUYỀN XUẤT KHẨU LẠM PHÁT ĐI CÁC NƯỚC NHƯNG ĐÔ LA MỸ VẪN BỊ SIÊU PHẠM PHÁT THEO THỜI GIAN DÀI
Đặc quyền xuất khẩu lạm phát đi nước khác
Như chúng ta biết là Cường quốc kinh tế số 1 Thế Giới có 1 đặc quyền là xuất khẩu được lạm phát “fiat” giấy của họ bằng việc bán đô la của họ thu về hàng hóa nhu yếu phẩm, vàng, …. Nhưng thật sự là đô la xuất khẩu đi rồi đến 1 ngày chúng sẽ phải quay trở lại nước Mỹ. Nó trả lại đúng sự lạm phát cho đồng đô la đã có trước đó.
Sự thật về độ mất giá trị dần của đồng tiền quyền lực nhất toàn cầu
-Sự thật trượt giá của Tiền Fiat giấy bạc xanh (đô la Mỹ):
Có một thực tế là sau hơn 100 năm thì đồng Đô la Mỹ đã mất giá 25 lần.
Thực tế tờ 100$ vẫn là 100$ dù 100 năm nữa hay là bây giờ tuy nhiên khi đo lường sức mạnh chi tiêu của tờ 100$ cách đây 100 năm với tờ 100$ bây giờ thì có vẻ nó đã chia 25 lần, bảng thống kê cho thấy thông số sau:
100$ có giá trị như thế nào từ năm 1913 (năm thành lập cục dữ trữ Liên Ban Hoa Kỳ) đến nay.
1913: $100
1923: $57.89
1933: $76.15
1943: $57.23
1953: $37.08
1963: $32.35
1973: $22.30
1983: $9.94
1993: $6.85
2003: $5.38
2013: $4.25
2019: $3.87
100$ bây giờ chỉ đáng giá 3.87$ so với năm 1913. USD mà còn rớt giá trị từng đó thì VNĐ không biết là cỡ nào, bảo sao kiếm bao nhiêu tiền năm nay kiếm nhiêu hơn năm trước mà thấy càng ngày càng nghèo đi tiêu cái vù phát là hết. Do đó, đừng nghĩ rằng cứ cầm tiền là an toàn, cầm tiền là lỗ theo năm tháng đó, tranh thủ mua cái gì ăn đc vào mồm thì mua ăn đi, chơi đc cái gì thì chơi đi
…., mua tài sản gì giữ thì mua đi nhé.
Riêng về fiat vnđ của Việt Nam thì như sau. Năm 1986 lượng tiền cơ sở của Việt Nam là 55 tỷ vnđ, đến năm 2016 lượng tiền đó là 726.559 tỷ vnđ (bảy trăm hai mươi sáu phẩy năm trăm năm mươi chín tỷ)
Tức là nếu vào thời điểm năm, 1986 bạn có 1 tỷ ở bank thì đến 2016 bạn có 13.2 tỷ ở bank thì tài sản bạn đã không phát triển được trong 30 năm (cột tài sản của bạn chỉ đứng tại 1 vị trị sau 30 năm).