Với việc giới thiệu IBC trên Cosmos Hub, phạm vi mở rộng cho các ứng dụng trên Cosmos tiếp tục diễn ra, vì nó hỗ trợ việc giao dịch token giữa các chuỗi tương thích với IBC. Theo ghi nhận cho thấy IBC đã xử lý hơn 1,6 triệu giao dịch trong 30 ngày qua. Vậy IBC là gì? Và tại sao IBC lại quan trọng đối với hệ sinh thái Cosmos? Thì hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu nhé!
Cosmos Network và IBC là gì?
Cosmos Network

Cosmos Network (ATOM) là một mạng lưới phi tập trung, gồm các blockchain song song độc lập, mỗi blockchain dựa trên thuật toán đồng thuận BFT như đồng thuận Tendermint. Nói cách khác, Cosmos là một hệ sinh thái gồm các blockchain có thể mở rộng quy mô và tương tác với nhau.
Các sản phẩm cốt lõi của Cosmos bao gồm:
- Tendermint core: Nó là cơ chế đồng thuận cốt lõi được sử dụng ở các blockchain riêng biệt trong Cosmos Network.
- Cosmos SDK: Nó là một bộ công cụ giúp cho các nhà phát triển muốn tạo blockchain riêng cho ứng dụng của họ trên Cosmos Network.
- Inter Blockchain Communication (IBC): Là giao thức giao tiếp xuyên chuỗi của Cosmos, giúp Cosmos Network thực hiện hóa tầm nhìn “Internet of Blockchain”.
IBC (Inter Blockchain Communication)
IBC là một giao thức giao tiếp xuyên chuỗi, nó cho phép các blockchain riêng biệt trong Cosmos Network chuyển token và dữ liệu tùy ý giữa nhau.
Các chain này kết nối và giao tiếp thông qua một chốt hai chiều, cơ chế tương tự được sử dụng để di chuyển token từ Ethereum sang các sidechains.
Tương tự như một Bridge giao dịch Cross-chain

Khi người dùng gửi một giao dịch cross-chain hợp lệ đến một IBC endpoint, chain gốc sẽ đóng băng các token được gửi trong khi các chain đích nhận được số lượng wrapped token tương ứng. Người dùng có thể gửi các wrapped token này trở lại chain ban đầu để nhận lại token “thực” của họ.
Điểm khác biệt của IBC và các Bridge chuyên biệt được thực hiện bởi các chain riêng lẻ trong Cosmos Network chính là việc IBC cho phép triển khai trên quy mô cả Cosmos network, miễn là các chain đó tích dã tích hợp IBC và tính permissionless mà nó cung cấp.
Vấn đề mở rộng và nâng cao quy mô Smart Contract
Ở đây mình đề cập đến 3 con đường chính để mở rộng và nâng cao quy mô Smart Contract.
Sử dụng công nghệ Rollup
Đây là công nghệ cho phép gói các giao dịch diễn ra ở L1 trên sidechain thành một block tổng hợp duy nhất và ghi lại lên Blockchain L1 ban đầu. Điều này cho phép dữ liệu giao dịch ngoài chuỗi có sẵn trên layer 1 bất cứ lúc nào cần thiết để xác thực quá trình chuyển đổi trạng thái. Đây đang là công nghệ mở rộng Layer 2 mà Ethereum đang sử dụng.
Xây dựng blockchain Layer 1 hoàn toàn mới
Việc này mục đích là để đạt được thông lượng và khả năng mở rộng cao hơn bằng các công nghệ khác
Kết hợp các blockchains không đồng nhất với nhau
Sự kết hợp này thông qua “các giao thức tương tác”. Chúng giống như việc xây dựng hệ thống đường cao tốc trên khắp đất nước, kết nối một loạt các tỉnh của Việt Nam giúp việc di chuyển qua lại dễ dàng và nhanh chóng. Các dự án nổi bật trong nhóm thứ 3 có thể kể đến là Cosmos, Polkadot, Avalanche.
Tầm quan trọng của IBC đối với Cosmos Network
Một số dữ liệu về IBC trên Cosmos Network
Theo @MapOfZones thì trong tháng 11 vừa qua IBC đã xử lý hơn 1,6 triệu giao dịch trên Cosmos với 25 chain đang được kết nối.
Số lượng giao dịch lớn nhất là 740,140 đến từ Osmosis, một trình tạo lập thị trường tự động (AMM) dựa trên Cosmos, cho phép người dùng tạo thanh khoản và giao dịch các token hỗ trợ IBC.
Cosmos hoạt động như một nhà cung cấp dịch vụ cho các chuỗi kết nối với nó, đã chứng kiến số lượng giao dịch lớn thứ hai với 362,697 giao dịch trong 30 ngày qua.
Crypto.com theo sau với 343,004 giao dịch trên IBC trong 30 ngày qua.
Trong khi đó, giải pháp đám mây mã nguồn mở Akash Network chỉ có hơn 43,096 giao dịch và dịch vụ peer-to-peer VPN phi tập trung Sentinel ghi nhận 32,789 giao dịch.
Một thông tin khá tích cực cho hệ sinh thái Cosmos đó là “Evmos (trước đây là Ethermint) EVM Hub của Cosmos, giúp các hợp đồng thông minh dễ dàng triển khai và giao tiếp trong Cosmos, sẽ ra mắt vào cuối năm nay”.
Khả năng tương thích với EVM cho phép các blockchain tăng tính thanh khoản trên mạng của họ bằng cách hỗ trợ tài sản Ethereum (ETH).
“Evmos sẽ là một chuỗi ứng dụng bất khả tri tương thích với Ethereum Mainnet cũng như các môi trường tương thích với EVM và các chuỗi Byzantine Fault Tolerance (BFT) khác thông qua IBC, giúp người dùng và nhà phát triển dễ dàng di chuyển giá trị giữa các chuỗi”.
Tầm quan trọng của IBC
Việc chuyển giao tài sản permissionless thông qua Cosmos Hub cho phép sự hợp tác kinh tế liền mạch giữa các chain và dự án riêng biệt trên Cosmos Network.
Hiện nay, Cosmos Network là nơi có giá trị cryptocurrency trị giá hơn $130B trên 40 ứng dụng và dịch vụ bao gồm Binance Smart Chain, Terra, Crypto.org, Thorchain, Secret network,…. Trong đó cũng có những hệ sinh thái L1 phát triển hàng đầu hiện nay như Terra.
Ví dụ: Sau khi Terra kết nối với IBC, UST có thể được chuyển qua lại 18 chain (đã kết nối IBC) trong Cosmos Network và người dùng có thể sử dụng chúng trong các ứng dụng DeFi khác nhau.
Trong trường hợp không có IBC, nếu Terra muốn làm được điều tương tự, họ phải xây dựng 18 bridge riêng biệt, mỗi bridge kết nối đến một chain tương ứng. Điều này phức tạp và tốn nhiều thời gian để triển khai.

Bên cạnh đó, IBC cũng góp phần tích lũy giá trị cho ATOM (native token của Cosmos Hub) thông qua Gravity DEX, một hybrid DEX kết hợp giữa AMM và Orderbook.
Mặc dù Gravity sẽ không bắt buộc các token cụ thể để cung cấp thanh khoản, nhưng khả năng cao ATOM trở thành một trong những token được sử dụng rộng rãi trong các nhóm thanh khoản của Gravity, tương tự trường hợp của ETH và các AMM trên Ethereum.
Gravity có thể trở thành trung tâm thanh khoản chính của Cosmos Hub & Cosmos Network, nó cho phép các nhà cung cấp thanh khoản ATOM kiếm được một phần swapping fee. Hơn thế, Gravity sẽ dẫn đến sự gia tăng hoạt động trên chuỗi, dẫn đến việc phí giao dịch được tạo ra nhiều hơn.
Ngoài ra, tính năng Interchain Staking sắp được ra mắt sẽ cho phép các Cosmos Zone chia sẻ nguồn bảo mật từ Cosmos Hub validator. Tính năng Shared security không phải là một khái niệm mới, đây là thiết kế cốt lõi của Polkadot.
Nhưng cách tiếp cận của Cosmos khác vì nó dự định sử dụng mô hình chọn tham gia, có nghĩa là, các Zone có thể chọn tham gia hoặc không. Các Cosmos Zone tham gia có thể được hưởng lợi từ các tính năng tương tác của Cosmos Hub trong khi vẫn độc lập. Ở cấp độ cao, nó sẽ cho phép các ATOM holder delegate ATOM của họ để tham gia bảo mật cho nhiều Cosmos Zone. Đổi lại, họ nhận về phí giao dịch và phần thưởng lạm phát mạng của Cosmos Zone được đảm bảo.
Ngoài ra, IBC cũng đặt nền móng cho các hợp đồng đa chuỗi. Ý nghĩa nằm ở việc cho phép truyền dữ liệu và thông điệp giữa các hợp đồng, với sự phân chia logic trên các blockchains.
Tổng kết
Qua bài viết mình đã giới thiệu về IBC và tầm quan trọng của IBC đối với Cosmos Network. Các bạn có thắc mắc gì có thể để lại bình luận phía dưới. Chúc các bạn thành công!