Theo thống kê của chính quyền thành phố London nước Anh hiện có khoảng 100 tỷ phú và 5.000 Triệu Phú có khối tài sản lớn hơn 20 triệu bảng sinh sống tại thủ đô của nước này Ngoài ra có thêm khoảng 350.000 cư dân London sở hữu số tài sản lớn hơn 700.000 bảng Anh theo những con số này London quả là một trong các thành phố giàu có nhất trên thế giới nhưng điều gì đã kéo các tỷ phú trong và ngoài nước Anh đến với London. Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu thông qua video này. Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Tiền Thuật Toán Capital
London nước Anh trên thực tế không phải là một thành phố dễ chịu để sống. Cuộc đại tu lớn nhất tại London diễn ra sau đại chiến thế giới thứ hai, khi thành phố này được xây lại gần như hoàn toàn. Thủ đô nước Anh vì thế không được quy hoạch cho cuộc sống hiện đại, việc thiếu nhà ở, cơ sở hạ tầng, điện nước xuống cấp, tắc đường ô nhiễm, vân vân….. là chuyện thường tại thành phố đang quá tải về dân số này. Không chỉ những người thuộc tầng lớp dưới mà kể cả người giàu cũng phải chịu bất tiện khi sống tại London. Thậm chí tới sân bay ở ngoại ô thành phố cũng đang phải vật lộn sắp xếp chỗ đậu máy bay mới, vì có quá nhiều người đang sở hữu chuyên cơ riêng. Vậy tại sao người giàu lại cứ muốn chuyển đến London? Một tỷ phú người Island đã sống tại London gần 20 năm giải thích rằng ai cũng muốn hưởng chế độ thuế cực kỳ ưu đãi của London, các khách hàng hay hàng xóm của tôi khi sống tại London thì phải chịu mức thuế bằng 10-15% so với mức ở tổ quốc họ. Nhưng thuế có phải là câu trả lời duy nhất.
Theo đánh giá của các chuyên gia London nói riêng và cả nước Anh nói chung: nước Anh là thiên đường ẩn náu cho những KẺ RỬA TIỀN trên khắp thế giới tụ họp. Nguyên nhân rất đơn giản, định chế tài chính nơi đây khá thông thoáng đi kèm là những ưu đãi có một không hai dành cho những người có tiền. Interpol và zerobon từng không ít lần cảnh báo về nạn rửa tiền tràn lan tại London.
London cấp visa hạng 1 cho những người nước ngoài đầu tư tối thiểu 2 triệu bảng vào nước Anh, cá nhân đầu tư càng nhiều tiền, visa và các thủ tục giấy tờ khác của họ càng được ưu tiên xử lý và người đó cùng gia đình sẽ sớm được trở thành công dân Nước Anh.
Vấn đề là không ai quan tâm điều tra nguồn gốc của các khoản tiền đầu tư nói trên phát ngôn viên của tổ chức minh bạch quốc tế phát biểu trong buổi họp báo cả xã hội và chính phủ Anh đều đồng thuận việc không được để tiền bẩn xâm nhập vào hệ thống tài chính quốc gia chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách hãy tiến hành những bước đầu tiên để đạt được mục tiêu này.
Từ lâu đã có những cá nhân và tổ chức tội phạm tại các quốc gia khác được mời chào Tiêu tiền vào thị trường tài chính bất động sản và hàng hóa xa xỉ Tại anh nhiều thành phố lớn mà nghiêm trọng nhất là London đã trở thành cái két sắt cho tội phạm nước ngoài chúng tôi kêu gọi chính phủ anh xem xét việc cải cách ngay quá trình cấp visa hạng 1 phát ngôn viên nói tiếp.
Công nhân Anh có mặt trong mọi bước của quá trình này từ kế toán viên hay nhân viên ngân hàng làm ngơ trước những giao dịch khả nghi thậm chí đến luật sư cũng sẵn sàng bào chữa cho tội phạm có tổ chức sau khi tiền đã nằm trong tài khoản. tại Anh sẽ có những chuyên gia xử lý hộ cho các ông chủ nước ngoài họ có thể thành lập công ty Bình Phong hay mua bán bất động sản để che đậy những khoản tài sản phi pháp, họ cũng có thể ủng hộ số tiền trên cho một trường đại học hay tổ chức từ thiện nhằm mua danh cho những kẻ tội phạm Năm 2018 Chính phủ nước Anh Quyết định thành lập trung tâm tội phạm kinh tế quốc gia trực thuộc tiếp tục tội phạm quốc gia sau 4 năm trung tâm đi vào hoạt động ngay cả những người trong cuộc cũng thừa nhận tệ nạn rửa tiền tại London vẫn còn là vấn đề nghiêm trọng.
BBC đăng tải điều tra về một nhóm tội phạm có tổ chức thu gom tiền mặt từ các đầu mối buôn ma túy tại anh và các nước châu Âu sau đó thực hiện rửa tiền thông qua mua bán vàng trên thị trường chợ đen, đáng nói điều này có nhắc đến vai trò của một trong 4 tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới EY tên trước đây là Ernst & Young. Điều tra cáo buộc EY che giấu các bằng chứng về hành vi buôn lậu và rửa tiền của nhóm tội phạm không báo cáo những hoạt động tài chính đáng ngờ tại nhà máy lọc quặng vàng lớn nhất thế giới thay vào đó cung cấp một báo cáo khác đúng pháp luật EY từ chối bình luận về việc đã giúp khách hàng sửa lại báo cáo nhưng hãng này tự tin rằng tất cả các nghĩa vụ pháp lý của mình đã được tuân thủ. Từ vấn đề nóng này Financial Time cũng có bài phân tích thêm. Theo báo này 20% các hãng luật của anh đã không tuân thủ được các quy định về chống rửa tiền việc thiếu báo cáo kịp thời từ các hãng luật và kiểm toán giống như để mở một cách cửa cho loại tội phạm này. Con số 20% này có được khi cơ quan quản lý các hãng luật ở Anh tiến hành kiểm tra với 400 văn phòng luật ở nước này. Theo cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia Anh các hãng luật gần như không hỗ trợ được gì nhiều trong việc báo cáo các hoạt động tài chính đáng ngờ. Năm 2017 số các vụ việc đáng ngờ được báo cáo lên từ các hãng luật chỉ chiếm 0,5% nhà chức trách cho biết đang chuyển hướng điều tra sang các hãng kiểm toán và luật trong đối phó với tội phạm rửa tiền. Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia Anh nhận được số báo cáo cao kỷ lục liên quan đến các hành vi tình nghi rửa tiền trong năm 2018 gần 464.000 báo cáo tăng 10% so với năm trước đó, lo ngại đi kèm là trung tâm tài chính London đang trở thành trung tập rửa tiền của thế giới. Các hình thức rửa tiền ngày càng đa dạng, với sự liên quan từ cả trường học, đến các cơ sở dịch vụ, hoặc qua việc mua sắm hàng xa xỉ. Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia Anh thống kê, các hoạt động rửa tiền đang khiến nước Anh mất khoảng 100 tỷ Bảng/năm. Nhưng Tổ chức Minh bạch quốc tế cho rằng, con số thực tế cao hơn rất nhiều, khoảng 325 tỷ Bảng.
Có nhiều nguồn tiền được rửa ở Anh, từ tiền của các băng nhóm tội phạm, buôn lậu, đến các tổ chức khủng bố. Lượng lớn tiền phi pháp chảy qua nước Anh đang dẫn đến hệ quả mất niềm tin vào nền kinh tế và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt. Đây là nhận định cũng từ Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia Anh.
Cuối tháng 1 năm 2020, Liên minh châu Âu bao gồm cả nước Anh đã đưa vào thực thi các quy định mới liên quan đến rửa tiền, trong đó yêu cầu các hãng luật và kiểm toán phải giữ vai trò nhiều hơn trong mắt xích kiểm tra khách hàng của mình. Cùng lúc, Chính phủ Anh cũng đang xây dựng các quy định mới của mình liên quan đến chống rửa tiền, áp dụng sau khi nước này rời Liên minh châu Âu. Nhưng vẫn còn rất nhiều ý kiến cho rằng, nhà chức trách phải có nhiều cải cách hơn nữa để đối phó với loại tội phạm này.