Polkadot, Substrate, Parachains là gì?
Polkadot là một nền tảng mà trên đó các blockchain được xây dựng và kết nối thành một mạng thống nhất. Các blockchain nói trên được gọi là parachains, tất cả tạo thành một mạng lưới đồng bộ và bảo mật. Có thể nói, các parachains được xem như layer 1 thì Polkadot sẽ là layer 0.
Relaychain: Là Central Chain của Polkadot, có nhiệm vụ kết nối Validates các Parachain. Cụ thể, các Validators (người xác thực) sẽ Stake DOT trên Relaychain để bảo vệ mạng lưới, các giao dịch bao gồm quản trị mạng. Phí giao dịch trên Relay Chain sẽ cao hơn trên Parachain.

Tiến si là Gavin Wood là tác giả của Polkadot. Sau khi ông phát minh ra Máy ảo Ethereum (EVM) và ngôn ngữ lập trình Solidity cho Ethereum với tư cách là đồng sáng lập và CTO nhưng sau đó Ethereum đã không có ý định mở rộng nêu đó là lý do ông tạo ra Polkadot vào năm 2017.
Các blockchains được xây dựng cho Polkadot sử dụng một dev framework dành cho nhà lập trình phát triển ứng dụng được gọi là Substrate, đây là blockchain framework tiên tiến và dễ dàng nhất dành cho các lập trình viên. Cụ thể, các Substrate được các dev sử dụng để xây nên các custom chain cho các mục đích khác nhau, ví dụ: Acala Network cho DeFi, Phala Network cho Bảo mật, Chainlink cho Oracle, HydraDX cho Thanh khoản.
Polkadot có thể kết nối với Ethereum hay không?
Polkadot là một blockchain độc lập với các blockchain khác, tuy nhiên, sẽ có những dự án làm về các “cầu nối – bridge” như Interlay, Chainsafe, Centrifuge hay ChainX sẽ liên kết Polkadot với các blockchain đã có trước đó như Ethereum hay thậm chí là Bitcoin.
Kusama là gì?
Kusama là một mạng lưới hoạt động độc lập mục đích trở thành một loại hộp cát (sandbox) cho các nhà phát triển Polkadot, những người muốn triển khai và thử nghiệm các phiên bản pre-release của các dự án trên Polkadot của họ, nhưng bản pre-release vẫn được giao dịch trên thị trường crypto.
Kusama cung cấp cho các nhà phát triển sự linh hoạt hơn trong khi họ hoàn thiện thiết kế các dự án và đưa ra các quy tắc mềm mỏng khi trước khi đưa dựa án chạy trên Polkadot, bao gồm các thông số quản trị ít nghiêm ngặt hơn.
Kusama khác với Polkadot ở các thông số quản trị. Ví dụ: mất bảy ngày để bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý và tám ngày để thực hiện các thay đổi sau cuộc bỏ phiếu, so với một tháng cho mỗi cuộc biểu quyết trên Polkadot. Thứ hai, trở thành validator trên Kusama dễ dàng hơn nhiều, vì các yêu cầu đặt cược tối thiểu thấp hơn. Cuối cùng, KSM đã đặt cọc có thể được hủy liên kết trong 7 ngày, trái ngược với 28 ngày với Polkadot.

Để dể hình dung, Kusama là một mainnet của các testnet thấp hơn như Rococo hay Westend, và là testnet của Polkadot. Code sẽ được di chuyển từ Testnet -> Kusama mainnet -> Polkadot mainnet.

Nghe có vẻ Polkadot và Kusama sẽ là 2 thực thể tách biệt, nhưng thực tế, hệ sinh thái của cả hai sẽ là cầu nối, cung cấp khả năng giao tiếp giữa 2 mạng lưới. Sẽ có các dự án chạy trên cả 2 mạng lưới do nhu cầu của cộng đồng hoặc lý do nào đó, ví dụ như Acala Network.
Xem các dự án đang đấu giá giành suất parachain trên Polkadot và Kusama.
Giống như Polkadot, Kusama là một dự án mã nguồn mở được xây dựng và duy trì bởi Web3 và Parity Technologies.
Làm thế nào để tham gia Parachain?
Hiện có 100+ Parachain trên Polkadot, các chain này sẽ được “cho thuê”. Nên thực tế là KHÔNG CÓ dự án nào được xây dựng trên Polkadot mà không thắng được đấu giá.
Để tham gia đấu giá, các dự án phải có DOT, token của Polkadot. DOT có thể được kiếm qua nhiều cách như huy động vốn, VC, hay một Crowdloan đến từ cộng đồng.
Khi một đội thắng cuộc đấu giá, họ ngay lập tức có quyền truy cập vào vùng parachain cụ thể này và tất cả các DOT được sử dụng trong cuộc đấu giá sẽ bị khóa trong thời gian thuê Parachain (thường là 1-2 năm), loại bỏ các token khỏi nguồn cung lưu hành.
Nói về Crowdloan, Nhiều đội sẽ tổ chức một Crowdloan để thu thập DOT cho cuộc đấu giá. Lúc này, mọi người sẽ đóng góp, khóa DOT hoặc KSM của họ để hỗ trợ cho cuộc đấu giá. Đổi lại, họ sẽ nhận được token của Parachain. Tất cả tiền gốc được trả lại sau thời gian thuê ~ 1-2 năm.
Kusama sẽ đấu giá Parachain trước, sau đó sẽ là Polkadot. Những cuộc đấu giá này diễn ra định kỳ, nên dự án nào không thắng đợt này có thể tham gia đợt sau.
Polkadot có thể kết nối bao nhiêu parachain?
Không có giới hạn cụ thể về số lượng chain có thể được kết nối với mạng Polkadot, có thể mở rộng theo thiết kế. Các dự đoán ban đầu cho thấy thiết kế Polkadot cơ bản sẽ có thể xử lý ít nhất hàng chục và có lẽ hàng trăm parachains. Ngoài ra còn có các đường dẫn đến các mô hình nâng cao hơn. Ví dụ, không có lý do gì khiến Polkadot không thể được tạo ra theo kiểu đệ quy, khiến một số chuỗi mà Polkadot kết nối tự trở thành “Polkadot mini”. Nếu điều này được giới thiệu, rất khó để hình dung giới hạn trên về số lượng chuỗi mà nó có thể kết nối và do đó số lượng giao dịch mà nó có thể xử lý.
TTT tổng hợp