Rửa tiền là gì? Rửa tiền (money laundering) là thuật ngữ chung sử dụng để mô tả quá trình tội phạm che dấu quyền sở hữu ban đầu và kiểm soát số tiền thu được từ hành vi phạm pháp bằng cách làm cho số tiền đó dường như bắt nguồn từ một nguồn hợp pháp.
Quy trình mà tài sản có nguồn gốc phạm pháp có thể được “rửa” rất đa dạng. Mặc dù tiền phạm tội có thể được rửa thành công mà không cần thông qua hệ thống tài chính, nhưng thực tế là hàng trăm tỷ đô la Mỹ tiền có nguồn gốc tội phạm được rửa qua các tổ chức tài chính hàng năm. Bản chất dịch vụ và sản phẩm do ngành dịch vụ tài chính cung cấp như: quản lý, kiểm soát, sở hữu tiền và tài sản thuộc về người khác… khiến ngành tài chính dễ bị lạm dụng bởi những kẻ rửa tiền.
Hành vi phạm tội rửa tiền được thực hiện như thế nào?
Tội phạm rửa tiền có đặc điểm giống nhau trên toàn cầu. Để rửa tiền, cần đến việc sử dụng dịch vụ tài chính; và hành vi rửa tiền được thực hiện trong trường hợp một người tham gia vào một thỏa thuận (tức là bằng cách cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm) và thỏa thuận đó liên quan đến tiền thu được từ tội phạm. Những thỏa thuận này bao gồm nhiều nghiệp vụ, ví dụ: quản lý ngân hàng, ủy thác và đầu tư.
Có phải tất cả các tội phạm có khả năng dự đoán là tội phạm rửa tiền?
Các quốc gia xác định tội phạm và dự đoán hành vi phạm tội rửa tiền theo những cách khác nhau và sẽ trừng phạt hành vi rửa tiền bằng hình thức phạt tù, từ một hoặc nhiều năm tù. Trong thực tế, hầu hết tất cả tội phạm nghiêm trọng, bao gồm buôn bán ma túy, khủng bố, lừa đảo, cướp bóc, mại dâm, đánh bạc bất hợp pháp, buôn bán vũ khí, hối lộ và tham nhũng đều có khả năng bị dự đoán là tội phạm rửa tiền trong hầu hết các quốc gia.
Những vi phạm tài khóa như trốn thuế có thể được cho là rửa tiền?
Trốn thuế và các vi phạm tài chính khác bị coi là tội phạm rửa tiền ở hầu hết các quốc gia có nền pháp lý được quy định hiệu quả nhất trên thế giới.
Tại sao rửa tiền là bất hợp pháp?
Rửa tiến khiến cho các cá nhân và tổ chức hỗ trợ tội phạm được hưởng lợi từ các hoạt động tội phạm của bọn chúng hoặc tạo điều kiện cho việc thực hiện các tội ác đó bằng cách cung cấp dịch vụ tài chính cho tội phạm rửa tiền. Mục tiêu của việc các quốc gia hình sự hóa hoạt động rửa tiền là nhằm thu lại lợi nhuận bất hợp pháp từ các hoạt động của tội phạm.
Các công đoạn rửa tiền
Theo truyền thống, rửa tiền được mô tả là một quá trình diễn ra trong ba giai đoạn riêng biệt.
Địa điểm (Placement), ở giai đoạn này các quỹ có nguồn gốc tội phạm được giới thiệu trong hệ thống tài chính.
Rửa tiền (Layering), giai đoạn trong đó tiền được rửa sạch. Quyền sở hữu và nguồn tiền bẩn được ngụy trang.
Hội nhập (Integration), giai đoạn cuối cùng tại đó tài sản được rửa sạch, được đưa lại dưới vỏ bọc tiền sạch vào nền kinh tế hợp pháp.
Rửa tiền điện tử
Internet đã tạo ra một vòng xoáy mới về tội ác cũ. Sự gia tăng của các tổ chức ngân hàng trực tuyến, dịch vụ thanh toán trực tuyến ẩn danh và chuyển tiền ngang hàng (P2P) bằng điện thoại di động đã khiến việc phát hiện chuyển tiền bất hợp pháp trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, việc sử dụng máy chủ proxy và phần mềm ẩn danh làm cho thành phần thứ ba của hoạt động rửa tiền gần như không thể phát hiện ra tiền bẩn có thể được chuyển hoặc rút, tiền chuyển để lại rất ít hoặc không có dấu vết của địa chỉ IP.
Tiền cũng có thể được rửa qua các cuộc đấu giá và bán hàng trực tuyến, các trang web đánh bạc và các trang web chơi trò chơi ảo, nơi tiền tệ được chuyển đổi thành tiền tệ chơi game, sau đó trở lại thành tiền “sạch” thực sự, có thể sử dụng được.
Công cụ mới nhất của hoạt động rửa tiền liên quan đến tiền điện tử, chẳng hạn như Bitcoin. Mặc dù không hoàn toàn ẩn danh, chúng ngày càng được sử dụng trong các âm mưu tống tiền, buôn bán ma túy và các hoạt động tội phạm khác do tính ẩn danh tương đối của chúng so với các hình thức tiền tệ thông thường hơn.
Luật phòng, chống rửa tiền (AML) đã chậm có những chế tài để bắt kịp các loại tội phạm mạng này, mới chỉ có những chế tài đối với hoạt động rửa tiền qua các tổ chức ngân hàng truyền thống.
Những vụ rửa tiền gây chấn động trên thế giới
Rửa tiền từ lâu là vấn đề nhức nhối đối với các ngân hàng trên toàn cầu vì chiêu thức của bọn tội phạm ngày càng tinh vi. Có khoảng 1,6 – 4 ngàn tỉ đô la Mỹ tiền bẩn được rửa mỗi năm, tương đương 2-5% GDP toàn cầu, theo ước tính của Liên Hợp Quốc.
Các cơ quan quản lý trên thế giới từng phát hiện và xử phạt nhiều vụ rửa tiền gây chấn động. Dưới đây là 3 vụ rửa tiền lớn nhất thế giới trong 30 năm qua.
Vụ rửa tiền 220 tỉ đô la ở Ngân hàng Danske Bank
Vụ bê bối của Danske Bank, ngân hàng lớn nhất Đan Mạch, bị phanh phui trong hai năm 2017-2018, liên quan đến các giao dịch nghi rửa tiền giá trị 200 tỉ euro (220 tỉ đô la) chủ yếu từ Estonia, Nga, Latvia, Anh được thực hiện thông qua chi nhánh của Danske Bank ở Estonia trong khoảng thời gian từ 2007-2015.
30% khoản tiền này có nguồn gốc từ 150 nước khác. Đây được xem là vụ bê bối rửa tiền lớn nhất châu Âu. Trước đây, Danske Bank là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế. Năm 2007, Danske Bank thâu tóm Ngân hàng Sampo Bank và tiếp quản chi nhánh của Sampo Bank ở Estonia. Chỉ vài tháng sau đó, Danske Bank bị Bộ Tài chính Estonia và Ngân hàng Trung ương Nga cảnh báo về việc chi nhánh này phục vụ các giao dịch mờ ám với giá trị lớn.
Đến năm 2010, ban lãnh đạo của Danske Bank cho biết các khoản tiền gửi lớn này có nguồn gốc từ các khách hàng ở Nga nhưng không điều tra làm rõ. Năm 2013, một lãnh đạo phụ trách các thị trường Baltic ở ngân hàng này viết thư cảnh báo cho ban lãnh đạo về các giao dịch mờ ám tại chi nhánh ở Estonia có liên quan đến những khách hàng có mối quan hệ với các lãnh đạo chính trị Nga và các công ty có trụ sở tại Đan Mạch, nhưng rồi vụ việc vẫn bị bỏ qua.
Đến năm 2015, sau khi tiến hành điều tra nội bộ, Danske Bank thừa nhận trong số 15.000 tài khoản ở Estonia, có hơn phân nửa tài khoản có những giao dịch đáng ngờ. Năm 2016, ngân hàng đã đóng băng các tài khoản này. Sau đó, các cơ quan quản lý ở Đan Mạch, Estonia, Anh và Mỹ đã mở một cuộc điều tra rửa tiền quốc tế nhằm vào Danske Bank.
Đến nay, có 10 cựu nhân viên của chi nhánh của Danske Bank tại Estonia bị nhà chức trách nước này bắt giữ. Chính phủ Estonia đã quyết định đóng cửa chi nhánh này vào đầu năm 2019.
Tháng 9-2018, Thomas Borgen, Giám đốc điều hành Danske Bank từ chức. Đến tháng 5-2019, các công tố viên Đan Mạch đã truy tố ông về tội tắc trách trong vụ bê bối rửa tiền. Henrik Ramlau-Hansen, cựu Giám đốc tài chính cũng bị truy tố vì không ngăn chặn các giao dịch khả nghi.
Danske Bank đang đối mặt với các khoản tiền phạt lên đến hàng tỉ đô la. Trong khi đó, quốc hội Đan Mạch cũng đã giới thiệu luật mới, nâng mức phạt tiền đối với tội danh rửa tiền lên 8 lần.
Standard Chartered bị cáo buộc giúp Iran rửa 250 tỉ đô la
Ngân hàng Standard Chartered có trụ sở đặt tại London (Anh) và mạng lưới chi nhánh ở hơn 70 nước. Năm 2012, ngân hàng này bị Cơ quan Dịch vụ tài chính bang New York (DFS) cáo buộc hỗ trợ chính phủ Iran lách các quy định chống rửa tiền của Mỹ để tiến hành 60.000 giao dịch rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng Mỹ với tổng giá trị 250 tỉ đô la trong giai đoạn 2001-2007.
Tháng 8-2012, Standard Chartered chấp nhận nộp phạt 340 triệu đô la cho DFS và đồng ý khắc phục các vấn đề tuân thủ chống rửa tiền để khép lại vụ điều tra rửa tiền này.
Ít tháng sau đó, Standard Chartered đồng ý nộp phạt 327 triệu đô la cho Bộ Tư pháp Mỹ và DFS để dàn xếp vụ ngân hàng này bị điều tra với cáo buộc rửa tiền thay mặt các khách hàng ở Iran, Sudan, Libya và Myanmar, những nước đang bị Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt vào thời điểm đó.
Đến năm 2014, Standard Chartered lại chấp nhận nộp phạt thêm 300 triệu đô la cho DFS vì không thực hiện cam kết khắc phục các vấn đề tuân thủ chống rửa tiền trong thỏa thuận nhận tội vào năm 2012.
Đến tháng 4-2019, Standard Chartered đồng ý nộp phạt hơn 1 tỉ đô la cho các cơ quan quản lý ở Mỹ và Anh để chấm dứt các vụ điều tra nhằm vào ngân hàng này với cáo buộc giúp các khách hàng ở Iran, Myanmar, Cuba, Zimbabwe, Syria, Sudan xử lý 9.335 giao dịch rửa tiền trị giá 437,6 triệu đô la trong giai đoạn 2009-2014.
Vụ rửa tiền trị giá gần 380 tỉ đô la
Năm 2010, Ngân hàng Wachovia, một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ (hiện nay đã được sáp nhập vào Ngân hàng Wells Fargo) thừa nhận các vi phạm hệ thống và nghiêm trọng, từ đó cho phép các cơ sở đổi tiền của Mexico chuyển 378,4 tỉ đô la đáng ngờ sang các tài khoản ở Ngân hàng Wachovia trong giai đoạn 2004-2007. Theo điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ, số tiền này có liên quan các tổ chức buôn lậu ma túy của Mexico và Colombia.
Wachovia đã thương lượng thỏa thuận miễn truy tố với Bộ Tư pháp Mỹ và cuối cùng, được chấp nhận nộp phạt tổng cộng 160 triệu đô la cùng cam kết nâng cao quy trình chống rửa tiền.
Vụ rửa tiền này bắt đầu được phanh phui vào năm 2005 khi Cục Phòng chống ma túy Mỹ (DEA) phát hiện các tổ chức buôn lậu ma túy của Mexico và Colombia chuyển các khoản lợi nhuận bất chính nhờ bán ma túy ở Mỹ về Mexico. Sau đó, số tiền này được đưa đến các cơ sở đổi tiền ở Mexico để gửi vào các tài khoản ngân hàng ở nước này.
Tuy nhiên, các ngân hàng Mexico lại không kiểm tra nguồn gốc của số tiền. Sau đó, số tiền này tiếp được chuyển khoản đến các tài khoản bằng đồng đô la ở Ngân hàng Wachovia, nơi nguồn gốc của chúng một lần nữa không bị kiểm tra và nghiễm nhiên trở thành “tiền sạch”.
Điều đáng nói là trước đó, một nhân viên giám sát rửa tiền của Wachovia nhiều lần báo cáo với ban lãnh đạo của Wachovia về các nghi ngờ rửa tiền của các tổ chức buôn bán ma túy Mexico thông qua các cơ sở đổi tiền nhưng bị phớt lờ. Thậm chí, nhân viên này còn bị kỷ luật. Điều này chứng tỏ Wachovia biết sai phạm nhưng vẫn nhận các khoản tiền gửi đáng ngờ từ Mexico vì các giao dịch này mang lại Wachovia những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Cảm ơn bạn đã xem video trên kênh Tiền Thuật Toán, đừng quên nhấn nút đăng ký và xem thêm những video mới để ủng chúng tôi. Xin chào và hẹn gặp lại.