
GIAO DỊCH CRYPTO VỚI FIAT VNĐ CÓ PHẠM PHÁP KO?
– Giao dịch Crypto KO ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO VỆ nghĩa là khi bạn ngu dốt bị scamers lừa thông qua mua bán crypto hoặc vô tình giao dịch với scamers, vô tình hay cố ý dính phải tiền bẩn thì không có ai bảo vệ bạn cả. MỌI BÀI HỌC ĐẮT GIÁ ĐỀU PHẢI TRẢ GIÁ BẰNG TIỀN HOẶC RẤT NHIỀU TIỀN VÀ THỜI GIAN CÀY TRẢ NỢ CÒNG LƯNG.
– Giao dịch crypto không phạm pháp, Có bị cấm không? Nếu phạm pháp thì còn lâu Đức mới dám giao dịch và chia sẻ ở kênh youtube và facebook cá nhân công khai vậy nè.
– Sử dụng crypto để chi tiêu là phạm pháp. (Ví dụ dùng bitcoin mua trà sữa, đóng học phí, mua nhà, xe hơi…) cái này phạt hành chính 300t vnđ (max khung) hoặc có thể bị truy tố và thậm chí là bỏ tù luôn tùy mức độ vi phạm (max khung là 3 năm). Tất cả những gì mua bán trong lãnh thổ việt Nam đều phải dùng là fiat vnđ nhé! Ví dụ bạn dùng đô la để thanh toán cũng bị tương tự như dùng bitcoin ở lãnh thỗ Việt Nam.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính…), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1.”
Ngoài ra tại Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nêu rõ như sau:
“… tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm…”
Phương tiện thanh toán nào được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về tiền tệ Việt Nam như sau:
“Điều 17. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.
4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.”
Ngoài ra tại Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
…
8. Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính…), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1.”
Theo đó phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành. Ngoài ra còn có các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng tiền mặt như Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hoặc các dịch vụ ví điện tử.
Sử dụng Bitcoin để thanh toán giao dịch có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng như sau:
“Điều 26. Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;”
Ngoài ra tại Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về xử phạt trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
“Điều 206. Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Người nào trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
…
g) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả; tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép”
Như vậy việc cá nhân tổ chức sử dụng Bitcoin để thực hiện các giao dịch sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm thì mức xử phạt sẽ khác nhau.
Tại sao mất tiền ở OTC?
-Ham bán cao 1 chút, mua rẻ 1 chút mà giao dịch bậy bạ với những users mình ko quen biết, không có danh tính dễ bị câu giờ, bị scam mất tiền hoặc dính tới tiền bẩn, tiền lừa đảo là mệt nha, mất cả chì lẫn chài đấy.
“SCAM” là một thuật ngữ tiếng Anh, có nghĩa là lừa đảo. Sau đây là Các hình thức lừa đảo phổ biến trong giao dịch. Sau đây là 13 hình thức lừa đảo phổ biến nhất ở OTC
1. Scam SMS & Hóa đơn chuyển tiền
– Khi giao dịch scamers sẽ gửi cho bạn 1 tin nhắn SMS giống với nội dung báo số dư của ngân hàng, hoặc gửi cho bạn hóa đơn được làm giả tinh vi. Bạn tin vào những tài liệu giả mạo này và chuyển coin cho scam, kết quả là bạn mất coin mà ko nhận được tiền.
Ghi nhớ kỹ luôn phải đăng nhập vào app hoặc web bank NH để check số dư.
2. Scam số tiền không chính xác
– Ví dụ scamers mua coin của bạn trị giá 200.000.000 vnđ nhưng chỉ chuyển cho bạn 200.000 xong gọi điện thoại hay làm gì đó hối thúc làm bạn phân tâm, xong bạn xác nhận giao dịch luôn.
Ghi nhớ kỹ luôn phải đăng nhập vào app hoặc web bank NH để check số dư thật
chính xác, gd là phải từ từ, ko được hối thúc. Nếu gd với người lạ thì phải kiểm tra thật kĩ trước khi hoàn tất giao dịch.
3. Scam giả mạo người uy tín, người nổi tiếng
– Giả nick người nổi tiếng, người có uy tín để nhắn tin bạn đề nghị giao dịch và giúp đỡ bạn 1 số việc. Sau khi lừa bạn xong thì scam thường sẽ biến mất và xóa mọi dấu vết. Bạn lại đi tìm người thật để bắt đền.
Hãy ghi nhớ rằng người nổi tiếng, uy tín sẽ ko bao giờ chủ động nhắn tin cho người mới như bạn trước luôn cẩn thận kiểm tra xem người đang nói chuyện với mình có đúng là người mình đang thấy hay không. 100% Call Video luôn đi xác nhận rõ ràng
4. Scam nhóm
– Scam đưa bạn vào 1 nhóm mà trong đó toàn những người giả mạo người uy tín, trong nhóm này các scammers tự chat với nhau như thật và đưa bạn vào 1 mê cung ko biết đâu là thật giả. Bạn tưởng scammers là người thật và thực hiện giao dịch. Sau khi lừa được bạn sẽ kick bạn khỏi nhóm
Hãy cài đặt chức năng không để người lạ add bạn vào nhóm.
Và hãy giao dịch qua nền tảng P2P của sàn giao dịch, lựa chọn người uy tín có số lượng giao dịch khủng, chỉ số cao mà giao dịch.
5. Scam ABC (loại scam này rất phổ biến, AE hãy đọc kĩ)
Trong giao dịch này có 3 người tham gia
A: Người uy tín, nổi tiếng
B: Scam (người lừa đảo)
C: F0 (người bị lừa)
Trong giao dịch này A và C ko liên lạc với nhau, nhưng B nói chuyện với cả A và C làm cho C tưởng nhầm là đang giao dịch với A. Ví dụ 1 trường hợp cụ thể như sau:
– B nói chuyện và giao dịch mua USDT với A, hỏi A cho số tk để chuyển tiền vào.
– B nói chuyện giao dịch với C, bảo C chuyển tiền vào số tài khoản của A với số tiền, nội dung tương ứng.
– A nhận được tiền (là tiền của C chuyển vào) và nội dung phù hợp -> giao USDT cho B
– B lấy được USDT và biến mất (xóa nick, xóa nội dung đã chat với A và C)
– C lúc này ko nhận được hàng nên tố cáo chủ tài khoản nhận tiền là A lừa đảo nhưng A không hề quen biết hay nói chuyện với C lần nào.
Phòng tránh:
C1:
-Để tránh Scam ACB thì AE nhớ phải luôn giao dịch qua sàn, khi ai đó chủ động nhắn tin với mình thì cần phải kiểm tra chắc chắn rằng người đang nói chuyện với mình là người mình đang thấy (kiểm tra = cách gọi Video Call xác minh trực tiếp).
C2:
Chuyển khoản theo nội dung có thể hiện số điện thoại + 4 hoặc 5 kí tự là ví nhận usdt thì khi bên A nhận được tiền sẽ chuyển khoản và check đúng ví.
==> video call 100%
-Mình cũng ko chủ động nhắn tin AE trước bao giờ nhé, ai cần gì thì nhắn tin mình trước mình sẽ reply lại để tránh scam giả danh, ai giống mình mà nhắn cho AE trước thì đó là SCAM giả danh đấy nhé Các Admin và người uy tín cũng sẽ KO BAO GIỜ NHẮN TIN TRƯỚC cho bạn, ai nhắn trước cho bạn là SCAM giả danh. Nhắc lại nhiều lần để AE nhớ
6. Scamers gửi tiền bẩn cho bạn
– Scam này lừa được tiền của người khác hoặc scam này chuyên giao dịch với những đối tượng lừa đảo rồi dùng tiền này để chuyển cho bạn mua coin của bạn. Sau khi gd hoàn tất rồi scam lấy coin đi mất. Tiền của bạn trong NH lúc này không an toàn, khi nạn nhân tố cáo và CQĐT truy vết tới tài khoản của bạn nhận tiền thì bạn sẽ bị khóa 1 phần hoặc toàn bộ số dư trong tk của bạn. Số tiền này có thể mãi mãi không lấy lại được hoặc may mắn có lấy lại được cũng rất lâu.
-Hãy cân nhắc khi giao dịch với người lạ mà mình không biết họ là ai, danh tính thế nào. Giao dịch bậy bạ với những người ko quen biết hoặc những người mới làm, những người mà không sàng lọc nguồn tiền đầu vào thì rất dễ nhận phải tiền bẩn.
-Để tránh nhận phải tiền bẩn thì người bán thường sẽ Video call để thấy mặt người mua, những giao dịch lớn cần xem giấy tờ tùy thân của người mua nữa để tránh giao dịch với tụi lừa đảo (xác minh giấy tờ chỉ xem 1 mặt trước nên AE yên tâm ko có vấn đề mất an toàn đâu nhé)
NHẬN TIỀN RỒI KO XÁC MINH ĐƯỢC THÌ ĐƠN GIẢN TRẢ TIỀN LẠI LÀ XONG?
– Nếu tiền bạn nhận là tiền bẩn, bạn có hoàn tiền thì cũng ko thoát khỏi bị khóa (vì khi điều tra CA chỉ điều tra theo dòng tiền nhận), và khi khóa rồi thì cần có người nhận tiền lại đưa ra bằng chứng đúng như lời bạn đã khai. Và cũng có khi phải xong án thì tk bạn mới đc mở. (thời gian rất lâu)
7. Scam dấu . và dấu ,
– Scam gửi coin cho bạn nhưng lợi dụng sự nhầm lẫn dấu . và dấu , để gửi cho bạn ít hơn số lượng giao dịch. Ví dụ bạn giao dịch 5007 usdt nhưng scam chỉ gửi cho bạn 5,007 USDT. Bạn tưởng là đã nhận được hơn 5 ngàn
Kiểm tra con số thật kĩ khi con số có dấu . dấu , trước khi xác nhận gd
8. Scam giả hỗ trợ của sàn nhắn tin cho bạn
– Scam thường sẽ tạo 1 quảng cáo mua, khi bạn chủ động bán cho scam thì nó sẽ giữ lệnh của bạn lại. Rồi nó sẻ giả làm nhân viên hỗ trợ của sàn (Cài đặt hình đại diện giống sàn Binance) gọi điện, nhắn tin cho bạn đề nghị giúp đỡ bạn. Yêu cầu bạn cung cấp thông tin đăng nhập hay quét mã QR, nếu bạn làm theo thì Scam sẽ đăng nhập được vào tài khoản của bạn rút hết coin.
Tuyệt đối không cung cấp mật khẩu cho bất cứ ai, không quét mã QR gì hết nha các bạn. Cẩn thận kiểm tra lại thông tin người đang nói ch với mình.
9. Scam lừa cả tình lẫn tiền
– Scam sẽ giả làm người yêu hay người tình của bạn, dùng lời ngon ngọt dụ dỗ bạn vào KS, chén bạn xong sẽ cướp hết crypto của bạn.
10. Scamers tạo ra nhiều wed lạ mua usdt rate cao nạp vào thị còn mỗi cái nịt
11.Mua usdt số lượng lớn rồi nói rửa tiền cho tài phiệt china (chạy luôn ngay ko sẽ bị ca tóm luôn đó) chỉ giao dịch ở ví cá nhân đặc biệt trên nền tảng tron (trx)
12. giả làm admin nhóm telegram ví dụ nhóm TTT otc rất nhiều scamer trong đó
Ví dụ ở nhóm giao dịch otc hoặc nhóm crypto bạn chỉ cần nói cần mua usdt, thì sẽ có nhiều admin fake ib chủ động cho bạn trước. IB là scam khỏi bàn cải.
Video call 100% xem rõ phải bạn đang nói chuyện với ai?
Ví dụ giao dịch otc với Hoàng Thế Đức
Khi mua:
thì bank chắc chắn phải tên là Hoàng Thế Đức rồi đối với khi mua
Khi bán cash out:
Lúc cash out xác nhận ví mới là quan trọng, cần video call xác nhận ví rõ ràng bằng việc đọc 5 kí tự đầu ví crypto và 5 kí tự đuôi ví crypto.
Video call xác nhận ví là ok
13. Đã xảy ra trường hợp “Đầu gấu” cố tình chuyển tiền vào tk mình và kiếm cớ được hoàn trả nhưng gài người nhận trả vào tài khoản khác, sau đó “đầu gấu” ở vị trí người thực sự chuyển lại tiếp tục đòi tiền lần 2. Chỉ dựa vào hóa đơn bên kia cung cấp để xác định tài khoản nguồn là sơ hở, đã xảy ra trường hợp bên gửi đưa hóa đơn của người A, nhưng sau này phát hiện tiền thực chất là do người B gửi è Toang đó
Vì vậy khi muốn hoàn tiền thì bạn cần yêu cầu người gửi ra NH làm sao kê có mộc đỏ là bằng chứng pháp lý từ NH để mà tránh rủi ro cho người hoàn tiền. Đây ko phải là làm khó gì, đây là 1 thủ tục vô cùng cần thiết để bảo vệ chính bản thân bạn khỏi cạm bẫy mà rất có thể bạn đang là con mồi. Luôn nhớ rằng “Không chuyển hoàn cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng”
RỦI RO HAY GẶP
Rủi ro cho bên nhận tiền fiat vnđ
-Bên chuyển ghi sai nội dung chuyển tiền gây nguy hiểm cho người nhận. Ví dụ ghi “mua usdt”, “mua eth”, “mua bitcoin”, “mua tiền ảo”… Đây là các trường hợp cấm kị, tuyệt đối không được ghi mua/bán gì hết trong nội dung chuyển tiền. Vì sao như vậy thì:
+ Ngân hàng rà soát các giao dịch có liên quan đến chữ mua bán coin bitcoin sẽ bị khóa và giải trình rất mệt và tốn thời gian cho bên nhận vnđ.
+Nhiều yếu tố khác nữa
+ Không ghi nội dung chuyển tiền, hoặc ghi “ck:, ghi nội dung tự chế theo ý họ MUA XONG THÌ NHẬN CRYPTO RỒI THÌ LẠI BÁO CÁO NGÂN HÀNG LÀ CK NHẦM TIỀN CHO BẠN rồi đi đòi lại vnđ đã chuyển đó. CRYPTO ĐÃ CHUYỂN ĐI RỒI VÀ HỌ ĐÃ XÓA DẤU VẾT với bạn RỒI.
Tại sao lại nguy hiểm cho người nhận?:
- Hãy nhớ rằng bạn chỉ chuyển đi 1 khoản tiền nhưng người nhận có thể đang nhận rất nhiều khoản vì họ giao dịch nhiều khoản mà và chuyển tiền liên ngân hàng thì bên nhận sẽ CÓ THỂ không có hiển thị tên bạn và số tài khoản của bạn nên việc rà soát các khoản tiền ghi không đúng nội dung rất mất thời gian.
Ví dụ 1: Đơn ck tiền liên ngân hàng (24/7) từ techcombank đến ACB trị giá 50 triệu vnđ

Ví dụ 2: Đơn ck tiền liên ngân hàng (24/7) từ ACB đến Techcombank trị giá 50 triệu vnđ

2.Có nhiều người đi mua lừa người bán, ck 50tr xong mua đơn số 1 ko ghi nội dung, tí mua đơn số 2 cũng 50tr lại nói là ck rồi, up hóa đơn cũ, người bán nào lơ mơ sẽ lại xác nhận giao dịch và bị lừa è MẤT TIỀN
- Ví dụ bạn chuyển khoản cho người bán 50tr, trong lúc đó cũng có người khác ck tới 50tr thì làm sao ngta biết nhận 50tr của ai?
- Không chọn chuyển nhanh 24/7 nên tiền bị trừ rồi mà bên nhận ko nhận được liền (số này đang treo ở bank nên phải đợi giờ hành chính và check cực khó và phải ra trực tiếp bank nhưng giờ hết hành chính rồi toang hoặc chỉ nhận được trong giờ làm việc.
- Chuyển sai số tiền:
– Chuyển thiếu tiền cho bên nhận (bên bán crypto)
– Chuyển dư tiền cho cho bên nhận, gặp bên nhận không uy tín ôm tiền đi mất.
– Chuyển tiền rồi mà quên bấm nút “Đã thanh toán, tiếp theo” để giữ lệnh làm giao dịch bị hủy (với giao dịch p2p)
– Mua coin của NGƯỜI BÁN, giao dịch số tiền lớn nhưng khi thương gia hoặc người bán gọi video CALL xác minh thì từ chối.
– Bấm khiếu nại làm cho người bán ko có nút để xác nhận chuyển coin cho bạn. Khi người bán đề nghị hủy khiếu nại để xác nhận thì sợ hủy sẽ mất lệnh nên càng kéo dài hơn. Lưu ý là hủy khiếu nại khác với hủy lệnh nhé AE, hủy khiếu nại ko sao cả, lệnh vẫn còn. Có thể khiếu nại lại lần 2 sau khi hủy.
TÓM LẠI NHƯ SAU:
– Tại sao cần video call lần đầu vì để biết người mua bán với mình là ai (TẠI SAO CẦN BIẾT NGƯỜI MUA VÀ BÁN VỚI MÌNH LÀ AI), vì số tiền chuyển vào tk bên bán crypto nhiều thì rủi ro rất là cao vì số tiền đó cần được sàn lọc sơ bộ trước lúc giao dịch, khi nào thì nên xác minh với họ 1 lần, các lần sau bạn giao dịch họ sẽ ko cần xác minh lại nữa và giao dịch sẽ rất nhanh chóng.
LỖI XUẤT PHÁT TỪ PHÍA NGƯỜI MUA CRYPTO “NGƯỜI CHỦ ĐỘNG CK CHO BÊN BÁN CRYPTO”
Các lỗi này chỉ có khi các bạn giao dịch với người không uy tín “DẠNG SCAMERS” CÓ CHỦ ĐÍCH TỪ ĐẦU
– Không chọn chuyển nhanh 24/7 nên tiền bị trừ rồi mà bên nhân ko nhận được liền hoặc chỉ nhận được trong giờ làm việc.
– Cố tình đặt mua giá cao, thời gian chờ lâu. Khi bạn bán coin cho người mua thì coin của bạn sẽ bị giam và bạn không nhận được tiền phải đợi rất lâu sau giao dịch mới được tự hủy.
– Chuyển thiếu tiền cho bạn, gửi cho bạn hóa đơn giả, tin nhắn SMS báo biến động số dư giả è Bạn xác nhận là sẽ bị mất coin (với p2p)
– Treo lệnh của bạn và giả làm hỗ trợ của Binance nhắn tin qua Zalo bảo sẽ giúp bạn hủy giao dịch, đề nghị bạn quét mã QR để hỗ trợ hủy giao dịch (thực chất là hack đăng nhập vào tài khoản của bạn)
Lỗi ở phía sàn Binance (p2p)
– Sàn lag không bấm được nút “Tôi đã chuyển tiền, tiếp theo”
– Sàn lỗi, bạn không thể điều chỉnh giá và số lượng quảng cáo.
– Người bán ko nhận được SMS để nhả coin
– Sàn lag, người bán không thể nhả coin cho người mua.
– Người bán nhả coin rồi mà người mua không nhận được số coin trong ví P2P
– Sàn lỗi, cả người bán và người mua đều không truy cập được.
Lỗi ở phía ngân hàng của người mua và hoặc người bán
Lỗi NH là 1 lỗi rất phổ biến, xảy ra rất thường xuyên và gây hiểu lầm, nóng ruột cho đôi bên nhất.
Khi ngân hàng có lỗi thì 1 bên bảo đã chuyển tiền, tiền đã bị trừ trong tài khoản còn 1 bên thì khẳng định chưa nhận được tiền. Vậy sự thật là gì?
Những trường hợp này xảy ra do NH bên nhận chậm cập nhập giao dịch mới (thường chậm trong vòng 10 – 60p), hoặc ko chọn chuyển tiền 24/7, hoặc trường hợp chuyển tiền liên NH và tiền bị treo ở cổng NAPAS phải đợi phía NH xử lý, chỉ có cách đợi NH tra soát trong 24h – 48h làm việc không tính thứ 7, CN.
Kết quả sau khi ngân hàng xử lý tỉ lệ 50% khả năng sẽ trả tiền về bên chuyển, 50% khả năng tiền sẽ qua bên nhận.
Đây là lỗi khách quan của phía NH, người dùng không can thiệp đc và không biết kết quả tiền sẽ đi hay về nên 2 bên phải hiểu và thông cảm cho nhau và cùng chờ đợi kết quả.
Bạn có nóng ruột, hối thúc cũng vô ích. Bạn có gọi cho giám đốc hay chủ tịch NH thì cũng không thể nhanh hơn được. Cách duy nhất là đợi thằng NAPAS nó xử lý khi tới thời gian hạn định (thường là 15h30p ngày hôm sau)
Nghiệm vụ bank xíu:
Các hiểu biết sai lầm của nhiều AE mới vào thị trường:
– Nghĩ chuyển tiền NH mình trừ tiền rồi thì bên kia auto nhận được è SAI
– Nghĩ nếu người ta đã chuyển tiền rồi thì mình auto nhận được, mình ko nhận được lại hay nóng ruột nghĩ là người kia chưa chuyển. è SAI
– Nghĩ mình chuyển tiền rồi mà bên kia cứ báo chưa nhận được, tức quá gửi hóa đơn cho người ta khẳng định là đã chuyển, bắt người ta mở khóa è SAI
– Xem tin nhắn SMS báo số dư hay xem hóa đơn người ta gửi là nghĩ sẽ nhận được tiền, sau đó mở khóa è SAI (chỉ login vào apps xác nhận mới tin là tiền vào nha)
Rất nhiều trường hợp chuyển tiền, tiền bị trừ trong tài khoản và có hóa đơn đàng hoàng, mấy hôm sau bank trả lại tiền vào tài khoản người chuyển. Ko thể xử lý giao dịch chỉ dựa trên hóa đơn chuyển tiền.
CHỈ KHI NÀO BẠN ĐĂNG NHẬP VÀO NH CỦA BẠN VÀ THẤY RÕ RÀNG TIỀN NỔI VÀO BANK CỦA MÌNH MỚI TÍNH LÀ NHẬN ĐƯỢC TIỀN.
TIỀN BẨN ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?
TIỀN LỪA ĐẢO, PHẠM PHÁP VÀ TIỀN BẨN
LỪA ĐẢO NHƯ THẾ NÀO?
Các bạn chắc hẳn đã nghe nhiều về các hình thức lừa đảo rộ lên hiện nay. Tôi xin liệt kê ra 1 số DẠNG LỪA ĐẢO PHỔ BIẾN:
– Sàn BO đánh bạc
– Gamefi lừa đảo
– Giả danh CA, VKS, Tòa án… gọi điện thoại cho nạn nhân thông báo rằng nạn nhân hoặc người nhà đang liên quan tới vụ án ma túy, buôn vũ khí và ép nạn nhân gửi tiền cho chúng và chiếm đoạt
– Giả trang web, giả tin nhắn ngân hàng dụ nạn nhân đăng nhập và chiếm đoạt toàn bộ.
– Hack facebook và vay tiền người thân gửi vào tk NH của chúng
– Giả làm quân nhân nước ngoài dụ dỗ phụ nữ nhẹ dạ nhận quà hàng triệu đô nhưng cần đóng phí vài trăm triệu để nhận
– Lập dự án lừa đảo, đa cấp dụ người chơi tham gia rồi cho sập.
– Giả mạo người uy tín, hỗ trợ khách hàng của sàn để lừa lấy tiền, coin… của nạn nhân
– Tiền chuyển xuyên biên giới để giao dịch ma túy, tiền trả thưởng cho các con bạc của các trang cá độ online.
…. và rất rất nhiều hình thức lừa đảo khác nữa.
Vậy sau khi lừa đảo được nạn nhân thì chúng nó làm gì? Chúng nó chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của chúng, và tất nhiên những tài khoản này đều được đi mua hoặc thuê các thanh niên, sinh viên ngu dốt đi tạo và bán lại cho chúng. Chúng mua 1 bộ danh tính chỉ khoảng 1-3tr đồng là chúng có thể tạo được tài khoản Binance, tài khoản ngân hàng trùng tên.
Lúc này tiền trong tài khoản của chúng là “tiền bẩn” mà tôi muốn nói đến. Tiền bẩn này sẽ được chuyển cho những người ngây thơ, có thể là chính các bạn đấy. Thông qua giao dịch mua bán crypto với bạn, chúng lấy được usdt, crypto và chuyển sang biên giới cho kẻ cầm đầu, còn bạn vô tình trở thành đồng phạm vì tiêu thụ tiền bẩn, tiền do phạm tội mà có. Và khi CA bắt bạn lên giải trình, bạn nói giao dịch với người ta mà ko biết người ta là ai thì bạn rắc rối to rồi đấy. Lúc đấy để xem bạn còn bô bô mồm nói tôi ko làm gì sai tôi ko sợ được ko. Ok, có thể bạn may mắt thoát tội thông đồng lừa đảo thì có thể tạm thả cho bạn về nhưng tiền của bạn thì phong tỏa và có thể bị tịch thu vĩnh viễn…
PHÒNG TRANH ĐƯỢC TIỀN BẨN KO?
Chúng ta có thể tránh được tiền bẩn ko? Có thể xác định được đâu là tiền bẩn tiền sạch ko? Rất tiếc câu trả lời là không! Nhưng các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện được (GIẢM TỪ 100% XUỐNG CÒN 10 ĐẾN 20% THÌ CŨNG ỔN RỒI). Bạn KO thể phân biệt được tiền nhưng bạn CÓ THỂ phân biệt được người sử dụng tiền, chính là người đang giao dịch với bạn! Nếu là bạn bè của tôi hoặc là tôi biết bạn là ai thì tôi chả cần xác minh làm cm gì cho tốn thời gian, xác minh cũng cực chứ có sung sướng gì.
Khi tôi NÓI về “tiền bẩn”, có nhiều người hiểu và đã biết sợ khi dính phải nó, nhưng cũng còn có rất nhiều người ngây thơ bô bô cái mồm rằng tiền vào ngân hàng rồi thì là hợp pháp hết và ko có tiền nào bẩn tiền nào sạch cả.
Lên mạng vô tư giao dịch với bất cứ ai và cứ nhận tiền vào rồi giao hàng cho người ta và ngây thơ nghĩ rằng “tao chẳng làm gì sai cả nên ko việc gì phải sợ”, đây chính là sự ngu dốt và là con mồi ngon để tụi scamers nó nhắm tới.
Có thể 1 ngày không xa khi bạn giao dịch với một người lạ và bằng cách bạn ko ngờ tới nó đã lừa lấy hết tiền của bạn, hoặc tài khoản ngân hàng của bạn bị phong tỏa, toàn bộ gia sản của bạn nằm trong đấy cùng với giấy mời của CA gửi tới nhà (hoặc có trường hợp nặng hơn là cả đội CSCĐ ập vào nhà bạn bắt) thông báo rằng có người tố cáo và bạn nằm trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
vậy mà tự nhiên 1 ngày lại liên quan tới bạn đấy. Khi bạn giao dịch với một người lạ hoắc mà bạn ko biết người đó là ai thì bạn luôn có khả năng sơ hở, rủi ro mà bạn ko ngờ tới dẫn đến việc bạn bị mất tiền. Sau khi việc đã rồi, tiền của bạn đã ra đi bạn mới ngớ người ra là sao mình ngu thế, bình thường mình tỉnh lắm mà sao lúc đó mình ngây thơ quá vậy. Rồi bạn tìm nó ở đâu đây? Báo CA mà bạn ko biết người kia là ai thì rất rất khó để CA giúp bạn.
Để tồn tại trong thị trường này ko đơn giản, nếu muốn tồn tại bạn phải thay đổi hoặc là bạn phải rời bỏ nó trước khi bạn mất hết tiền vì sự ngây thơ của chính bạn.
PHÒNG TIỀN BẨN NTN?
VẬY THÌ GIAO DỊCH NHƯ THẾ NÀO ĐỂ AN TOÀN?
Đối với các bạn chủ động đi giao dịch (taker) thì nên chọn một người mà bạn biết rõ người ta là ai, mặt mũi ra sao, đã giao dịch lâu năm hay chưa, nhà ở đâu chẵn hạn,…
Như vậy là bạn có thể giảm được 80% đến 90% nguy cơ bạn bị scam hoặc dính tiền bẩn rồi.
Nếu bạn muốn giao dịch lâu dài với nhóm nào đó nào thì nên tìm hiểu nhóm đó là ai và xác minh với họ 1 lần (qua xác minh thì Vì nhóm nào chuyên otc cũng phần nào sàng lọc sơ bộ dòng tiền đầu vào được bạn ko phải đối tượng lừa đảo), như vậy đôi bên đều thuận tiện, các lần sau bạn giao dịch họ sẽ ko cần xác minh lại nữa và giao dịch sẽ rất nhanh chóng.
BÊN BÁN XÁC MINH VẬY THÌ CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Khi người ta gọi video call cho bạn và xác minh danh tính của bạn ko phải là người ta nói tiền bạn bẩn mà là chỉ là 1 thủ tục để sàng lọc, tránh giao dịch với các đối tượng lừa đảo trên kia. (Tụi lừa đảo thường tìm đủ mọi cách để ko phải lộ mặt, lộ danh tính hoặc 1 lý do nào đó họ muốn ẩn danh đều là có vấn đề). Tụi nó chỉ mua được thông tin của người ta chứ ko bắt được người ta đứng ra gọi video với mình.
Tôi đăng đứng ra làm otc hoặc đăng quảng cáo thì bạn có thể tìm hiểu để biết tôi là ai, còn khi bạn chủ động vào thực hiện giao dịch với tôi thì tôi có biết bạn là ai đâu? Tôi mà chủ động đi giao dịch với bạn thì tôi chẳng cần phải xác minh gì đâu.
Việc xác minh này ko giúp bạn 100% tránh đc tiền bẩn nhưng cũng giúp bạn giảm thiểu xuống chỉ còn 10-20% xui xẻo dính phải. Còn bạn ko làm thì mình đảm bảo 100% là bạn sẽ dính nếu thường xuyên giao dịch.
Tụi scam nó biết bên tôi xác minh kĩ nên tụi nó ko vào gd với tôi, đi gd với những người khác và những người đó ko chịu xác minh và rồi giờ thì ôm tk NH ngồi khóc vì bị phong tỏa.
XÁC MINH CÓ MẤT THÔNG TIN CÁ NHÂN KO?
Bạn nghe nhiều người hù dọa rằng cho người ta xem CMND, BLX rồi bị hack tài khoản, lấy đi vay NH… Đấy hoàn toàn là thông tin thiếu chính xác.
Các hệ thống xác minh bây giờ ko cho bạn dễ dàng sử dụng ảnh chụp để hoàn tất thủ tục đâu bạn nhé. Các vụ việc mà bạn đọc được trên báo thì nạn nhân đều là quên giấy tờ ở NN, đánh rơi giấy tờ hoặc cố tình bán thông tin bản thân để được tiền. Scam có được giấy tờ này (bản chính) mới có khả năng qua mặt các hệ thống xác minh.
Để dễ dàng, thuận tiện cho KH thì nhiều thương gia hoặc nhóm bây giờ có hỗ trợ bạn che số khi bạn vẫn còn ngại, hoặc xác minh bằng các giấy tớ khác có tên bạn trên đó. Mục đích để sàng lọc xem bạn có hành vi bất thường nào hay ko, có đúng là bạn hay người khác đang sử dụng thông tin của bạn.
Đã đọc thì đọc cho kĩ vào, người ta cho bạn nhiều sự lựa chọn để dễ dàng cho bạn thì bạn lại um sùm lên là sao đòi gì lắm giấy tờ thế.
Ví dụ bên tôi ghi như vầy:
– 2 loại giấy tờ (chỉ cần mặt trước ko cần mặt sau, có thể che số)
– Các loại giấy tờ (chỉ cần 2 loại khác nhau, ko cần lấy hết đâu nhé): Bằng lái xe, Passport, CMND, Hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn, hóa đơn điện/nước/Internet, bảo hiểm, vé máy bay… (các loại giấy tờ mà có tên của bạn trên đó).
Vậy mà có nhiều thằng nó ngu dốt hoặc nó cố tình ko hiểu để la làng lên là đòi đủ loại giấy tờ.
Ngoài ra bạn cũng có lựa chọn là gửi email nhờ sàn làm trung gian xác minh (mất thời gian lâu hơn 1 chút).
Tôi đã gặp rất nhiều thằng scam chính hiệu nó đưa ra rất nhiều lý do là để quên giấy tờ, làm mất giấy tờ, đang xa nhà nên ko có, sợ lộ thông tin, vân vân và mây mây… Kết quả ít lâu sau có thông báo nó là scam thật. Những thằng scam đó có thể nó cũng đang ở đây và đọc những dòng này hoặc là đang trong tù
BẠN ĐÃ KYC KHI ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VỚI SÀN RỒI, SAO GIỜ KHI GIAO DỊCH CÒN PHẢI XÁC MINH LẠI VỚI NGƯỜI BÁN?
– Khi giao dịch người bán sử dụng NH của họ và Binance ko có bất cứ trách nhiệm gì với NH của họ cả. Người bán phải tự gánh vác, sàng lọc tiền và tự bảo vệ tài khoản NH của mình. Người bán có bị khóa bank hay dính tới vụ án nào thì Binance cũng ko có trách nhiệm bồi thường gì cho cả.
– Tài khoản Binance tụi scam có thể mua được, mượn được như tôi nói ở trên, chỉ 1-2tr là có 1 đứa sinh viên ngu dốt, thằng nghiện nó bán cho. Tài khoản Binance & tài khoản NH trùng tên chẳng có nghĩa lý gì cả, ai đang dùng tài khoản mới là quan trọng.
HẸN GẶP LẠI MỌI NGƯỜI Ở BUỔI GIAO DỊCH P2P BINANCE AN TOÀN
full bài được chia sẻ thành dạng video ở link dưới