Chainalysis là một nền tảng dữ liệu blockchain uy tín và nổi tiếng trên toàn cầu. Chainalysis chuyên phân tích, cung cấp dữ liệu, phần mềm trên nền tảng blockchain. Và gần đây, Chainalysis đã chia sẻ những dữ liệu về chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm 2021. Mục tiêu của chỉ số này là cung cấp một thước đo khách quan về những quốc gia nào có mức độ chấp nhận tiền điện tử cao nhất.

Phương pháp xếp hạng thứ bậc của Chainalysis:
Chainalysis phân tích chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu thông qua 3 dữ liệu, sau đó đối chiếu với tỉ lệ PPP của mỗi quốc gia( PPP là 1 tỉ lệ giữa 2 đơn vị tiền tệ để so sánh sức mua tương đương giữa tiền tệ quốc gia này so với tiền tệ quốc gia khác) và cho ra kết quả. Kết quả điểm tổng kết của quốc gia càng gần bằng 1, thứ hạng càng cao. Cụ thể như sau:
Giá trị tiền điện tử trên chuỗi nhận được, tính theo sức mua tương đương (PPP) trên đầu người(On-chain cryptocurrency value received)
Chỉ số này tính theo tổng số hoạt động giao dịch tiền điện tử trên on-chain của mỗi quốc gia, sau đó so sánh với tỉ lệ PPP của mỗi quốc gia đó để có thể xếp hạng công bằng hơn.
Giá trị bán lẻ trên chuỗi được chuyển giao, tính theo PPP trên đầu người(On-chain retail value transferred)
Mục tiêu của chỉ số này là đo lường hoạt động của những nhà đầu tư nhỏ lẻ(những nhà đầu tư có giá trị giao dịch dưới 10.000 đô la). Sau đó, xếp hạng từng quốc gia theo chỉ số này nhưng cân nhắc để ưu tiên các quốc gia có PPP trên đầu người thấp hơn.
Khối lượng giao dịch trao đổi ngang hàng (P2P), tính theo PPP trên đầu người và số lượng người dùng internet(Peer-to-peer (P2P) exchange trade volume)
Khối lượng giao dịch P2P chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tất cả các hoạt động tiền điện tử, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi. Đối với chỉ số này, sẽ xếp hạng các quốc gia theo khối lượng giao dịch P2P của họ và cân nhắc tỷ trọng đó để ưu tiên các quốc gia có PPP trên đầu người thấp hơn và ít người dùng internet hơn.
Top 20 chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm 2021
Bảng dưới đây cho thấy 20 quốc gia hàng đầu trong Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm 2021 theo phân tích của Chainalysis với cụ thể 3 chỉ số trên.

Việc áp dụng tiền điện tử toàn cầu đang tăng vọt
Dữ liệu của Chainalysis cho thấy rằng ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới có tỉ lệ người dân đang tham gia vào tiền điện tử và các quốc gia đang áp dụng tiền điện tử ngày càng tăng. Biểu đồ bên dưới áp dụng cho 3 chỉ số được nêu ở trên từ quý 2 năm 2019 cho đến nay.

Vào cuối quý 2 năm 2020, sau một giai đoạn tăng trưởng chậm, tổng số người áp dụng toàn cầu ở mức 2,5 dựa trên điểm số chỉ số quốc gia tổng hợp của Chainalysis. Vào cuối quý 2 năm 2021, tổng số điểm đó là 24, cho thấy mức độ áp dụng toàn cầu đã tăng hơn 2300% kể từ quý 3 năm 2019 và hơn 881% trong năm ngoái. Nghiên cứu của Chainalysis cho thấy rằng các lý do cho sự gia tăng áp dụng này khác nhau trên khắp thế giới – ở các quốc gia mới nổi, nhiều người chuyển sang sử dụng tiền điện tử để bảo toàn tiền tiết kiệm của họ khi đối mặt với sự mất giá tiền tệ, gửi và nhận kiều hối cũng như thực hiện các giao dịch kinh doanh, trong khi áp dụng ở Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á trong năm qua đã được hỗ trợ phần lớn bởi các nhà đầu tư tổ chức.
Sự chấp nhận ở các thị trường mới nổi ngày càng tăng, được hỗ trợ bởi nền tảng P2P
Một số quốc gia ở các thị trường mới nổi, bao gồm Kenya, Nigeria, Việt Nam và Venezuela xếp hạng cao trong chỉ số của Chainalysis phần lớn là do họ có khối lượng giao dịch cực lớn trên các nền tảng ngang hàng (P2P) khi được điều chỉnh theo PPP trên đầu người và dân số sử dụng internet . Các cuộc phỏng vấn của Chainalysis với các chuyên gia ở những quốc gia này cho thấy rằng nhiều người dân sử dụng các sàn giao dịch tiền điện tử P2P làm cơ sở chuyển đổi tiền điện tử chính của họ, thường là do họ không có quyền truy cập vào các sàn giao dịch tập trung.
Và điều đó cũng không có gì ngạc nhiên khi các khu vực có nhiều thị trường mới nổi chiếm một phần lớn lưu lượng truy cập vào các trang web của dịch vụ P2P.

Trung và Nam Á, Mỹ Latinh và Châu Phi có lượng truy cập vào web đến các nền tảng P2P nhiều hơn so với các khu vực mà các quốc gia có xu hướng có nền kinh tế lớn hơn, chẳng hạn như Tây Âu và Đông Á.
Nhiều thị trường mới nổi phải đối mặt với sự mất giá tiền tệ đáng kể, khiến người dân mua tiền điện tử trên nền tảng P2P để làm tài sản. Những người khác trong các khu vực này sử dụng tiền điện tử để thực hiện các giao dịch quốc tế, đối với chuyển tiền cá nhân hoặc cho các trường hợp sử dụng thương mại, chẳng hạn như mua hàng hóa để nhập khẩu và bán. Nhiều thị trường mới nổi đại diện ở đây giới hạn số lượng tiền tệ quốc gia mà cư dân có thể chuyển ra khỏi đất nước. Tiền điện tử cung cấp cho những cư dân đó một cách để vượt qua những giới hạn đó để họ có thể đáp ứng nhu cầu tài chính của mình.
Điều này góp phần tạo ra một động lực thú vị, theo đó các nền tảng P2P có tỷ trọng lớn hơn trong tổng khối lượng giao dịch được tạo thành từ các khoản thanh toán nhỏ hơn, quy mô bán lẻ dưới 10.000 đô la tiền điện tử.

Điều đó có ý nghĩa đối với các trường hợp sử dụng mà Chainalysis đã mô tả, vì các khoản thanh toán chuyển tiền và các giao dịch cá nhân và thương mại được thực hiện bởi người bán ở các thị trường mới nổi có thể sẽ nhỏ hơn các giao dịch được thực hiện bởi các nhà giao dịch chuyên nghiệp hoặc nhà đầu tư tổ chức.
Trung Quốc và Mỹ tụt hạng trong bảng xếp hạng của Chainalysis
Năm ngoái, Trung Quốc đứng thứ tư về chỉ số áp dụng toàn cầu của Chainalysis trong khi Mỹ đứng thứ sáu. Năm nay, Mỹ đứng thứ tám trong khi Trung Quốc đứng thứ 13. Nguyên nhân lớn nhất khiến cả hai quốc gia đều tụt hạng là do thứ hạng của họ về khối lượng giao dịch P2P tính theo dân số sử dụng Internet đã giảm đáng kể – Trung Quốc giảm từ thứ 53 xuống thứ 155 trong khi Mỹ giảm từ thứ 16 xuống thứ 109.
Phân tích sâu hơn cho thấy khối lượng P2P ở hai quốc gia đã giảm nhiều so với khối lượng trên toàn thế giới. Với biểu đồ chỉ số bên dưới, cho thấy sự thay đổi tương đối về khối lượng P2P ở Hoa Kỳ và Trung Quốc so với tổng số trên toàn thế giới.

Khối lượng giao dịch P2P của Hoa Kỳ và Trung Quốc thay đổi gần giống với tổng số trên toàn thế giới cho đến khi chúng bắt đầu có xu hướng tách ra vào khoảng tháng 6 năm 2020. Tại thời điểm đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc thấy khối lượng giao dịch P2P của họ giảm dần khi phần còn lại của thế giới tăng lên. Trong khi cả ba đều giảm mạnh bắt đầu từ tháng 3 năm 2021, Mỹ và Trung Quốc giảm nhiều hơn và vẫn thấp hơn tổng số toàn thế giới. Hoạt động này có thể phản ánh sự chuyên nghiệp hóa và thể chế hóa giao dịch tiền điện tử ngày càng tăng ở Hoa Kỳ và trong trường hợp của Trung Quốc có thể liên quan đến các cuộc đàn áp liên tục của chính phủ đối với giao dịch tiền điện tử.
Điều gì sẽ thúc đẩy làn sóng áp dụng tiếp theo?
Dữ liệu của Chainalysis cho thấy rằng khối lượng giao dịch tiền điện tử ngày càng tăng cho các dịch vụ tập trung và sự phát triển bùng nổ của DeFi đang thúc đẩy việc sử dụng tiền điện tử trên thế giới phát triển và ở các quốc gia đã được áp dụng đáng kể, trong khi nền tảng P2P đang thúc đẩy việc áp dụng mới ở các thị trường mới nổi. Câu hỏi lớn nhất là trong mười hai tháng tới, liệu làn sóng áp dụng tiền điện tử có phát triển nhanh hơn nửa không? Nhưng rõ ràng chúng ta thấy được, việc chấp nhận tiền điện tử đã tăng vọt trong mười hai tháng qua và sự khác biệt ở các quốc gia góp phần vào điều đó cho thấy rằng tiền điện tử thực sự là một hiện tượng toàn cầu.