Trong cuộc đua của các hệ sinh thái, Fantom là một nền tảng ứng cử viên sáng giá. Để giúp anh em có cái nhìn toàn cảnh về hệ sinh thái đầy tiềm năng này và tìm kiếm cơ hội đầu tư hiệu quả, Tiền Thuật Toán thực hiện loạt bài viết nằm trong series Weekly Recap về hệ sinh thái. Mỗi tuần Tiền Thuật Toán sẽ tổng hợp lại các dự án nổi bật trong mỗi mảng của các hệ sinh thái. Số Weekly Recap đầu tiên này, chúng ta điểm qua các dự án AMM Dex nổi bật trên Fantom.
Những mảnh ghép DeFi trong hệ sinh thái Fantom
Vừa qua chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của hệ sinh thái Fantom khi thông báo sẽ cung cấp Incentive cho các dự án phát triển trên hệ sinh thái, với tổng giá trị lên đến 370 triệu FTM (khoảng 290 triệu đô). Điều này đã giúp Marketcap của Fantom đạt 3,7 tỷ đô vươn lên hạng 50 chỉ trong vòng 1 tháng. Chắc hẳn những anh em skin in game trong hệ sinh thái Fantom cũng đã nhận được những phần thưởng xứng đáng khi đồng loạt các mảnh ghép trong Fantom tăng trưởng như vũ bão.
Xét đến TVL là điều tối quan trọng khiến cho các mảnh ghép trong hệ tăng trưởng những ngày vừa qua. Từ 27/8/2021, TVL của Fantom đã tăng từ 450 triệu đô lên 2,4 tỷ đô tính đến thời điểm hiện tại. Đây là sự tăng trưởng khiến Fantom lọt top 10 hệ sinh thái Defi lớn nhất.

Phân tích những mảnh ghép trong hệ sinh thái Fantom
AMM DEX trên Fantom
Đây là mảng nổi bật nhất và thu hút nhiều dòng tiền đổ vào nhất.

Nếu như trước đó, bảng xếp hạng bị độc chiếm bởi Curve, Spookyswap và Spiritswap thì giờ đây, Anyswap đã dẫn đầu với TVL là 730 triệu đô. Tiện đây mình cũng giải đáp câu hỏi: Tại sao Spookyswap và Spiritswap tăng trưởng lại quan trọng hơn Curve Finance và Anyswap?
Trước hết, anh em cần biết Curve là Liquidity Pool, sự tăng trưởng của Curve đồng nghĩa dòng tiền ở hệ sinh thái tăng, tuy nhiên giá trị tăng lên chủ yếu là Stablecoin. Còn Anyswap: Là một cross-chain swap protocol. Ngoài hệ Fantom thì Anyswap đang hỗ trợ các chain khác.
Còn Spookyswap và Spiritswap lại đóng vai trò trung tâm thanh khoản cho các altcoin trong hệ sinh thái Fantom, chính vì thế sự tăng trưởng của Spookyswap và Spiritswap sẽ phản ánh chính xác hơn sự phát triển của các dự án trong toàn hệ.
Cho nên anh em nên tập trung vào các sản phẩm native có trên mỗi hệ để có thể theo dõi dòng tiền, sau đây mình sẽ kể ra 1 vài AMM nổi bật trong hệ Fantom.
Anyswap trên Fantom
Anyswap là một sàn giao dịch phi tập trung cho phép mọi người có thể giao dịch trên nhiều chuỗi khác nhau, và cung cấp công cụ cho phép mọi người khai thác thanh khoản trên Anyswap hoặc sử dụng Anyswap làm cầu nối giữa các chuỗi với nhau. Tính đến thời điểm hiện tại Anyswap đã hỗ trợ 6 chuỗi khác nhau bao gồm Ethereum, Binance Smart Chain, Houbi ECO Chain, Fantom, Polygon và Fusion.

Anyswap đang dẫn đầu có lượng TVL cao nhất trong hệ Fantom với 730 triệu đô.
Điểm đặc biệt giúp Anyswap có lượng TVL lớn nhất Fantom:
- Cầu nối giúp anh em có thể chuyển token giữa các chain khác nhau.
- AMM DEX cho phép anh em giao dịch đa chuỗi trên một nền tảng duy nhất.
- Cơ chế cung cấp thanh khoản và khai thác thanh khoản cho phép các anh em có thể Yield Farming trên nền tảng Anyswap.
SpookySwap
SpookySwap là một nền tảng giao dịch tự động hóa tạo thị trường (AMM) tự động hóa (DEX) trên mạng Fantom Opera.

Đây là AMM native có TVL đứng thứ 2 trong hệ sinh thái Fantom với gần 400 triệu đô.
Điểm đặc biệt giúp SpookySwap vươn lên vị trí thứ 2 là nhờ có tính năng xBOO (tương tự Syrups Pool của Pancakeswap) cho phép Staking xBOO để earn token khác.
Xét về các tính năng của nền tảng, mình thấy SpookySwap không có gì nổi bật, có thể nói đây là một bản “Fork” của các AMM như PancakeSwap hay Uniswap.
Tuy nhiên so sánh với một nền tảng AMM lớn khác trong hệ Fantom là Spiritswap thì SpookySwap có một số điểm nổi bật với cơ chế IFO và Monthly Grant.
Curve
Curve Finance là một sàn giao dịch phi tập trung theo cơ chế AMM trên hệ sinh thái Ethereum, dành riêng cho các stablecoin hoặc các asset tương tự nhau nhưng được biểu thị ở dạng khác nhau. Kể từ khi được ra mắt cho đến nay, Curve Finance luôn là một trong những dự án hàng đầu hệ sinh thái Ethereum thông qua việc TVL luôn đứng top và liên tục hợp tác với Fantom, Yearn để mở rộng sản phẩm của mình.

Curve hiện tại đang có TVL hơn 220 triệu đô trong hệ sinh thái Fantom.
Điểm đặc biệt của Curve: Khả năng giảm thiểu trượt giá, tính năng tự động tạo cặp thanh khoản bằng 1 token, lending pool, tính năng cho phép swap 1 token bất kì thành các loại token trong 1 LP token.
Spiritswap
SpiritSwap là một nền tảng AMM native trên Blockchain của Fantom. SpiritSwap cung cấp giao dịch, staking, farming giống như Uniswap hay PancakeSwap. Các LP trên SpiritSwap có thể cung cấp thanh khoản cho các cặp giao dịch để nhận được phí giao dịch, cũng như các Incentives từ các chương trình Farming của dự án.

Hiện tại TVL của Spiritswap trong hệ sinh thái Fantom với hơn 150 triệu đô.
Điểm nổi bật của SpiritSwap là một AMM native trong hệ sinh thái Fantom. Anh em có thể thấy các điểm quan trọng như lượng users sử dụng AMM và số lượng giao dịch tăng vọt. Điều này sẽ là bước đệm vững chắc để các AMM trong hệ phát triển.
Trước khi SpiritSwap được triển khai, hệ sinh thái Fantom cũng đã có các AMM nhưng hoàn toàn là Cross-chain AMM như SushiSwap hay AnySwap. Tuy nhiên, các AMM này không là AMM native và hoàn toàn có thể là cầu nối để lượng giá trị chảy ra khỏi hệ sinh thái Fantom.
Như vậy, với việc là một trong những AMM native đầu tiên trong hệ sinh thái (Bên cạnh Spooky Finance) thì Spirit Swap có lợi thế là một “First Mover”.
Tổng kết
Qua những thông tin vừa rồi anh em cũng có thể thấy sự bùng nổ của hệ sinh thái Fantom vừa qua, cơ hội trong hệ sinh thái Fantom vẫn còn rất tiềm năng và sẽ bùng nổ trong những tháng cuối năm tới khi Fantom tung ra Incentive Program cùng giải thưởng lớn như vậy.
2 comments
Cảm ơn team !
Share rộng rãi cho nhiều người biết đến Fantom bạn ơi
Comments are closed.